Chú thích Lê_Quang_Mỹ_(Đại_tá_Hải_quân_Việt_Nam_Cộng_Hòa)

  1. Không có tư liệu nào nói về sinh quán của Đại tá Lê Quang Mỹ, kể cả trong sách "Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa" cũng không có chi tiết này.
  2. Trường Võ bị Quốc gia ở Huế có tên ban đầu là Trường Sĩ quan Việt nam
  3. Lực lượng Hải quân Quốc gia Việt Nam là hậu thân của Hải quân Pháp do Quân đội Pháp bàn giao.
  4. Khóa 1 Sĩ quan Hải quân Nha Trang khai giảng chỉ có 9 khóa sinh thụ huấn (6 theo ngành chỉ huy, 3 theo ngành cơ khí). Tất cả đều tốt nghiệp và sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân chủng Hải quân. Đặc biệt 6 vị tốt nghiệp ngành chỉ huy về sau đều được lần lượt đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân chủng, thứ tự như sau:
    -Lê Quang Mỹ (1955-1957).
    -Trần Văn Chơn (1957-1959) và (1966-1974).
    -Hồ Tấn Quyền (1959-1963).
    -Chung Tấn Cang (1963-1965) và (1975).
    -Trần Văn Phấn (1966).
    -Lâm Ngươn Tánh (1974-1975).
    -Ngành Cơ Khí:
    -Đoàn Ngọc Bích (Sinh năm 1928 tại Long An).
    -Nguyễn Văn Lịch (Sinh năm 1930 tại Vĩnh Long).
    -Lương Thanh Tùng (Sinh năm 1931 tại Thừa Thiên).
  5. Thời điểm này vẫn còn đang thuộc về Quân đội Quốc gia Việt Nam.
  6. Hải quân Thiếu tá Lê Quang Mỹ là sĩ quan đầu tiên làm Hạm trưởng Soái hạm Tuần dương HQ-01
  7. Phòng Thanh tra Quân đội Bộ Quốc phòng, về sau đổi thành Tổng Thanh tra Quân đội. Năm 1966 chuyển trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, cải danh thành Tổng thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  8. Ngày Quân lực đầu tiên là ngày 19 tháng 6 năm 1965, cũng là ngày cải danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa trở thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa